top of page
Search
Writer's pictureeugene eugene

when? the scientific secrets of perfect timing - part 1.

Updated: Dec 6, 2020

"don't waste your time"

đây chắc chắn là một trong những lời khuyên trong cuộc sống được mình liệt vào danh sách cliche xuyên lục địa về tính khả thi của nó.

như nhiều người, mình tin là kĩ năng quản lí thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng nên có, chứ không phải là duy nhất, nên mình cũng chả để tâm mấy. như dòng nước vẫn chầm chậm, lẳng lặng chảy qua tháng ngày, bào mòn đi hòn đá cuội vốn dĩ là mình.

cho đến một hôm, mình vớ được quyển này ở thư viện.

sách đọc về QuẢn Lí ThỜi GiAn thì nhiều đấy, nhưng chả thực tiễn, video mình coi cũng chất đầy trong "watch later", nhưng sau khi thử và chả thấy cái nào là được, mình mất dần niềm tin về việc "quản lí thời gian hiệu quả".

thôi thì coi như này là last shot, không được nữa thì bỏ luôn vậy.


[đọc xong cả tháng rồi, mời về tủ sách cưng thiệt cưng của mình. yêu quá là yêu, xuyên suốt mấy chục cái post về chuyện xàm le cuộc đời, nay tặng cưng hẳn spotlight để tỏa sáng.]


TIME ISN'T THE MAIN THING. IT'S THE ONLY THING. - MIKE DAVIS


[note.]

vì trong sách số liệu thống kê trong sách khá nhiều, đọc cũng khá đau đầu, nên mình mạn phép liệt kê những cái thí nghiệm cần thiết trong việc minh họa cho ý chính thôi, đằng nào cái này cũng là công trình khoa học.


"TỪNG NGÀY, TỪNG NGÀY MỘT"

1. Giá trị của một ngày

"Across continents and time zones, as predictable as ocean tides, was the same daily oscillation - a peak, a trough, and a rebound"

[Xuyên suốt khắp lục địa, bất chấp mọi khung thời gian, có thứ dễ đoán chừng như thủy triều lên xuống chính là sự dao động của một ngày - ta đều xuất phát ở đỉnh, tới vực, rồi cuối cùng là đu lại về đỉnh của mình.]

Đại ý của chương đầu tiên là sự tương đồng trong routine của mỗi người, bất luận là ai, sinh sống ở quốc gia nào trên thế giới - cảm xúc tích cực cao ở sáng sớm, giảm dần vào buổi trưa và dần khôi phục lại vào cuối ngày.

Tuy nhiên, tùy theo khung giờ mà bạn ngủ mà biểu đồ có thể thay đổi chút ít: nếu bạn là lark (sơn ca sáng sớm) và third bird (một người bình thường) thì cái biểu đồ sẽ y chang như vậy. Còn nếu bạn là owl (cú đêm) thì nó sẽ là một bản đảo ngược về mặt thứ tự của các phần (rebound - trough - peak)

Để biết xem mình là lark, third-bird hay owl, hãy tính thời gian ngủ của mình theo công thức dưới đây nhé.

Tuy peak và bound đều là thời kì đỉnh cao của nhân loại, hai khung thời gian này phù hợp cho hai loại công việc khác nhau - peak của bạn sẽ được dùng cho các nhiệm vụ mang tính logic, tư duy nhiều như toán học chẳng hạn (analytic tasks), còn rebound sẽ thiên về những nhiệm vụ nhẹ nhàng hơn, như trò chơi ô chữ hoặc những việc ít chú tâm tới tiểu tiết, tập trung vào vấn đề lớn hơn (insight tasks)

Đó cũng là lí do vì sao nhiều người làm Toán ào ào trong buổi sáng sớm còn bản thân cứ u u mê mê, chờ đến tối mới tập trung được. Đồng hồ sinh học của mỗi người là khác nhau, và thật tội nghiệp khi phải chạy theo cái khuôn mẫu chung của xã hội.

Hiểu biết của bạn về thời gian tối ưu cho từng loại nhiệm vụ sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai, vì bạn biết phân phối năng lượng của mình để đạt hiệu suất cao nhất.


TIME HACKER HANDBOOK giờ nào việc nấy.

- Chart nhỏ xinh cho việc tối ưu hóa thời gian của bạn

- Tìm lại routine của mình tại đây


2. Nghỉ ngơi không đơn thuần là trò của những kẻ yếu sinh lí

"A growing body of science makes it clear: Breaks are not a sign of sloth but a sign of strength"

[Khoa học chứng minh rồi đấy: Nghỉ ngơi không có nghĩa là lười đây, mà là một chiến lược khôn ngoan trong cuộc chạy đường dài]


Chẳng biết tự bao giờ, người ta trầm trồ trước những kẻ có khả năng ngồi lì trên bàn làm việc cả mấy tiếng liền, ngủ có 2, 3 tiếng một ngày, mà không cần nghỉ ngơi. Kể ra thì mình cũng đã nằm trong tốp người ái mộ những thứ như vậy, đương nhiên là cho đến khi mình đọc quyển sách này.

Giờ trưa (hay trough) là cái giờ chết chóc nhất vì tâm trí người ta rơi vào u mê. Sự cố trong phòng mổ và những con điểm xấu của bạn cũng thường rơi vào khoảng thời gian này. Quan tòa cộc tính hơn so với buổi sáng sớm, cảnh sát cũng thế, nói chung xế trưa là cái giờ mà ai cũng bực mình, đến bài toán đồ thị đơn giản cũng phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Nhưng nghỉ ngơi một chút vào buổi trưa, ngắn thôi cũng có thể đem lại hiệu quả to lớn, tránh rơi vào trường hợp "hiệu suất giảm dần"

"Quan tòa ôn hòa với bị cáo hơn sau khi được nghỉ ngơi chút đỉnh"


Hiểu được điều này, hẳn là bạn biết đi gặp bác sĩ nên đi sáng sớm hay tối trễ rồi đó.

Nhưng nghỉ ngơi sao cho hiệu quả? Nghỉ đâu chỉ đơn thuần là nghỉ đâu.

a/ Đừng ngồi không.

Cái này gộp hai ý lại, ý thứ nhất là đừng ngồi, múa tay múa chân đi, ý thứ hai, là hãy làm việc gì đó, dù chỉ đơn giản như đi refill bình nước hay tán gẫu thanh nhã thay vì chả làm gì.

b/ Nghỉ chung thay vì nghỉ riêng.

Người Thụy Điển có "fika", hay nói cách khác là thư giãn một chút bên tách cà phê và đồng nghiệp, bạn bè. Như các bồ đã biết rồi đó, efficiency của người Thụy Điện cứ phải vào hàng 9999 của thế giới, năng suất, hiệu quả cực kì.

Vậy đó, còn ngồi lì gì mà không nghỉ chút đi?

c/ Ở bên ngoài thay vì bên trong.

Thiên nhiên luôn là liều thuốc hữu hiệu với mọi vấn đề thầm kín của chúng ta, ngay cả stress công việc cũng thế. Trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ một nháy, rồi mình lại quay lại cái bàn làm việc nhé.

d/ Thà toàn tâm toàn ý còn hơn là này chút kia chút.

Sự tích multitask thật li kì, li kì hơn là nhiều người tin rằng bản thân họ có thể multitask được sau khi khoa học đã nói muốn khản cả cổ (trong đó có mình, phốt nhẹ tí).

Nên nếu đã, đang và sẽ có ý định multitask á, trân trọng mời bạn dẹp giùm, chẳng có hiệu quả đâu.


Về phi vụ nghỉ trưa, cỡ 20 phút đổ lại là lí tưởng cho một cuộc tình, nếu bạn không muốn rã đông động mạch với tĩnh mạch sau mấy tiếng ngủ tù tì.


P/s Ban đầu mình tính tóm tắt cả 3 phần gồm 7 chương cơ, nhưng nhận ra nó dài quạ @@ Thứ lỗi cho mình, mấy ngày sau sẽ ráng siêng summarise lại ạ.


Đọc phần tiếp theo tại đây.


29/11/2020.


8 views0 comments

Recent Posts

See All

1 2 7

petit.

Comments


bottom of page